Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Mỹ dùng máy bay do thám tại hội nghị hạt nhân ở Hàn Quốc



Washington dự định điều một máy bay do thám quân sự tới Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ Triều Tiên khi hội nghị hạt nhân quốc tế diễn ra ở Seoul cuối tháng này.


>

Hàn Quốc ráo riết chuẩn bị cho hội nghị hạt nhân



>

Những 'con mắt thần' Mỹ do thám Triều Tiên












Máy bay do thám J-STARS của quân đội Mỹ.

Máy bay do thám J-STARS của quân đội Mỹ. Ảnh:

FAS



Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đang bàn bạc về việc triển khai một máy bay tầm cao J-STARS (hệ thống tấn công mục tiêu và giám sát chung), trong Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân Seoul vào các ngày 26 và 27/3, hãng tin

Yonhap

của Hàn Quốc cho hay.



Động thái này cho thấy việc giám sát "nhất cử, nhất động" của Triều Tiên được tăng cường trước hội nghị hạt nhân quốc tế, với sự góp mặt của 50 người đứng đầu các quốc gia, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Barack Obama.



"Sự sẵn sàng của quân đội sẽ được duy trì ở mức cao nhất nhằm đối phó với những nguy cơ tấn công trên bộ, trên biển và trên không, cũng như cả các cuộc tấn công trên mạng Internet", một quan chức quân sự cấp cao giấu tên của Hàn Quốc cho hay.



Máy bay J-STARS có thể đạt độ cao khoảng 12 km và vận tốc khoảng 272 m/giây. Nó có khả năng giám sát các hoạt động quân sự của Triều Tiên, bao gồm các cuộc di chuyển binh sĩ, pháo binh và các tên lửa đất đối đất.






















Lien he quang cao











 



 



 



Đường dây nóng: 0123.888.0123 (HN) - 0129.233.3555 (TP HCM)





 







,






















Loại phi cơ do thám này từng được triển khai trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng 11/2010, ngay sau khi Triều Tiên nã pháo lên đảo biên giới Yeonpyeong của Seoul làm chết 4 người, trong đó có hai thường dân.



Hàn Quốc khẳng định hội nghị hạt nhân sắp tới sẽ tập trung vào các phương pháp đảm bảo an toàn vật liệu nguyên tử trên toàn thế giới, đồng thời ngăn chặn các hoạt động của chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Tuy nhiên, Triêu Tiên chỉ trích hội nghị này và coi là "trò khôi hài nhạt nhẽo" được đặt ra để mở đường cho một cuộc tấn công nguyên tử của Hàn Quốc và Mỹ.



Triều Tiên hôm 29/2 tuyên bố ngừng chương trình hạt nhân để đổi lại việc được Mỹ viện trợ 240.000 tấn lương tực. Tuy nhiên, quan hệ liên Triều không vì thế mà tan băng. Triều Tiên mới đây đe dọa phát động một cuộc thánh chiến nhằm vào Hàn Quốc, đồng thời coi các cuộc tập trận chung của Seoul và Washington là "lời tuyên chiến ngầm", cũng như buộc tội Hàn Quốc phỉ báng và bất kính với lãnh đạo Triều Tiên.



Sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn ở trong tình trạng chiến tranh, vì mới chỉ có một thỏa thuận ngừng bắn được ký chứ chưa có một hiệp ước hòa bình nào được hai bên thông qua. Cả Hàn Quốc và Triều Tiên mới đây cùng tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật gần biên giới giữa hai nước.




Hà Giang
























Liên kết tài trợ:
tin tuc online

Người Nhật lặng yên nhớ về quá khứ



Các hoạt động tưởng niệm nhân dịp một năm sau thảm họa động đất sóng thần hôm nay được tổ chức trên khắp nước Nhật, với những phút mặc niệm để nhớ về quá khứ đau thương.


>

Nhật tưởng nhớ nạn nhân thảm họa



>

Dọn dẹp một năm sau sóng thần



>

Nhật hoàng dự lễ tưởng niệm



>

Những hình ảnh không thể quên














Những người dân này đang cầu nguyện cho nạn nhân của thảm họa 11/3/2011 tại thành phố Onagawa, tỉnh Miyagi, hôm nay. Ảnh:

AFP



Khoảng 6 giờ sáng nay theo giờ địa phương, gần 300 tình nguyện viên cứu hộ tụ tập tại một bãi biển ở thành phố Minamisanriku, tỉnh Miyagi, để cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân sóng thần khi bình minh lên,

NHK

đưa tin. Tại thành phố có khoảng 20.000 dân trước khi thảm họa xảy ra, nhiều người đã thiệt mạng trong khi rất nhiều ngôi nhà bị sóng thần cuốn trôi cách đây một năm.










Video các hoạt động tưởng nhớ nạn nhân sóng thần



Một sinh viên cao đẳng 20 tuổi tới từ thủ đô Tokyo cho biết anh đã cầu nguyện và hy vọng rằng người dân Nhật Bản sẽ không bao giờ quên thảm họa 11/3/2011, để luôn nhớ về nó như một phần trong cuộc sống của họ.




Tại một ngôi đền ở thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, nơi có tro của 26 nạn nhân vô danh sau sóng thần, những tiếng chuông đã ngân vang lúc 6 giờ sáng nay. Nhà sư Koyo Kumagai là người gióng những hồi chuông ở đền Fumonji. Tiếng chuông vang vọng khắp thành phố vốn đang có tuyết rơi nhẹ. Nhà sư Kumagai sau đó đọc một bài kinh ở chính điện và cầu khấn trước những chiếc bình chứa tro của các nạn nhân.




1.555 người đã thiệt mạng tại thành phố Rikuzentakata. Tuy nhiên, việc xác định danh tính của các thi thể là vô cùng khó khăn. Tro của khoảng 360 thi thể cả vô danh và hữu danh hiện được giữ tại đền Fumonji.



Tại thành phố Ishinomaki thuộc tỉnh Miyagi, các gia đình có người thiệt mạng cùng tới thăm mộ và đặt những bó hoa để tưởng nhớ tới những người thân yêu của họ. Keishitsu Ito, một người sống sót sau thảm họa, nói rằng ngày kỷ niệm một năm sau sóng thần là một ngày buồn của ông. "Vợ tôi đã bị sóng thần cuốn đi. Tôi sẽ đặt những bông hoa lên mộ của bà ấy", cụ ông 80 tuổi nói với

AFP

. "Tôi buồn lắm. Tôi chẳng có ai để nói chuyện nữa, thậm chí là để cãi nhau".



Đúng vào ngày kỷ niệm một năm sau sóng thần, thành phố Ishinomaki bừng sáng trong nắng đẹp, thay vì co mình trong những cơn mưa như những ngày trước. Vào 10 giờ sáng theo giờ địa phương, một "cuộc tuần hành tái thiết" được tổ chức khắp những con phố chính của thành phố, với những người tham gia lặng lẽ bước đi để nhớ về những người đã mất.














Một người đàn ông đánh chuông để tưởng nhớ tới những người đã mất tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, hôm nay. Ảnh:

AFP



Tại Fukushima và thành phố lân cận Koriyama, hàng chục nghìn người được cho là sẽ tụ tập lại để tham gia những cuộc biểu tình chống hạt nhân, với lời kêu gọi chấm dứt sử dụng năng lượng nguyên tử sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.










Cảnh hoang tàn một năm sau sóng thần



14h46 hôm nay, tức là đúng vào thời điểm trận động đất 9 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của Nhật Bản cách đây một năm, lễ tưởng niệm chính thức sẽ diễn ra tại thủ đô Tokyo. Nhật hoàng Akihito, Hoàng hậu Michiko và Thủ tướng Yoshihiko Noda cùng góp mặt trong buổi lễ này.



Cùng thời điểm này, hầu hết các hoạt động ở Nhật Bản đều sẽ ngừng lại. Giao thông công cộng đồng loạt tạm dừng, trong khi những khu mua sắm sầm uất ở thủ đô Tokyo sẽ dành một phút mặc niệm. Cả nước Nhật cùng ngừng lại trong một phút để nhớ về những người đã thiệt mạng vì cơn sóng thần một năm trước.



Nhiều đoàn tàu trong và xung quanh thủ đô Tokyo sẽ dừng lại trong phút mặc niệm ngày hôm nay, dịch vụ tàu điện ngầm ở thành phố này cũng sẽ tạm dừng trong sáng nay.



Hôm nay, 10 tỉnh đông bắc của Nhật Bản, đặc biệt là các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa kép như Iwate, Miyagi và Fukushima, sẽ tổ chức các lễ cầu siêu. Chính phủ Nhật tổ chức tổng cộng 56 buổi lễ cầu siêu và tất cả các hoạt động này sẽ được truyền hình trực tiếp khắp quốc đảo.



Từ sáng sớm nay, các đài truyền hình Nhật bắt đầu phát những chương trình đặc biệt để đánh dấu ngày kỷ niệm đầu tiên của thảm họa động đất sóng thần 11/3/2011. Kênh truyền hình Asahi có chương trình đặc biệt kéo dài 12 giờ đồng hồ từ trưa nay, trong đó có truyền hình trực tiếp lễ tưởng niệm quốc gia cũng như các tin tức và phóng sự về thảm họa một năm trước. Đài truyền hình NHK cũng liên tục phát đi các bản tin chia sẻ cảm xúc và những thông tin về thảm họa kép hồi năm ngoái.














Tại thành phố Onagawa thuộc tỉnh Miyagi, Kiyoaki Katsumata (bên phải) cùng con trai Toshiharu cầu nguyện cho những người bạn của ông vẫn còn mất tích sau thảm họa cách đây tròn một năm. Ảnh:

AFP



Vùng đông bắc Nhật Bản rung chuyển hôm 11/3/2011 bởi cơn địa chấn 9 độ Richter ngoài khơi nước này. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trên thế giới trong thời hiện đại. Nó kéo theo một trận sóng thần kinh hoàng, khiến 370.000 nhà cửa bị phá hủy hoặc hư hại. Thảm họa kép này còn dẫn tới các vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima và đẩy nước Nhật vào khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ Chernobyl vào năm 1986.



Tính tới ngày hôm nay, 15.854 người được xác nhận thiệt mạng trong khi 3.155 người mất tích sau thảm họa động đất sóng thần. Khoảng 340.000 người hiện sống trong những ngôi nhà tạm, chủ yếu là tại 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, gồm Iwate, Miyagi, và Fukushima.



Một cuộc điều tra của

NHK

cho thấy một phần ba số gia đình đang sống ở các khu nhà tạm nói rằng thu nhập của họ bị giảm một nửa so với trước khi thảm họa xảy ra. Cứ 5 người ở độ tuổi lao động lại có một người đang thất nghiệp. Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng một phần tư số người được hỏi nói rằng họ hiếm khi ra khỏi khu nhà tạm và cảm thấy bị cô lập.




Nhật Nam













Liên kết tài trợ:
tin tuc online

Xe buýt được "giải cứu" sau một năm mắc trên nóc nhà



Chiếc xe buýt chuyên chở du khách đi ngắm cảnh vừa được đưa từ một nóc nhà ở tỉnh Miyagi xuống mặt đất, sau một năm bị kẹt lại trên cao vì cơn sóng thần ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản.


>

Một năm sau sóng thần, Nhật tiếp tục dọn dẹp



>

Nhật tưởng nhớ nạn nhân thảm họa sóng thần














Chiếc xe buýt đang được cẩu khỏi nóc nhà và đưa xuống mặt đất, trong điều kiện tuyết rơi và gió mạnh. Ảnh:

AFP



Chiếc xe buýt này bị mắc lại trên nóc của một tòa nhà tại quận Ogatsu, thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi,

NHK

đưa tin. Cơn sóng thần hung dữ đã mang nó lên nóc của tòa nhà hai tầng.










Video chiếc xe buýt được cẩu khỏi nóc nhà



Sau thời gian dài mắc kẹt, chiếc xe buýt cuối cùng cũng được đưa xuống mặt đất đúng một ngày trước lễ kỷ niệm tròn một năm sau thảm họa kép ngày 11/3/2011. Một chiếc cần cẩu lớn đã đảm nhận việc đưa chiếc xe buýt xuống. Tuyết và gió mạnh trong ngày hôm qua khiến những người dân địa phương nhớ lại điều kiện thời tiết vào ngày xảy ra thảm họa sóng thần.



Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện về chiếc xe buýt bị mắc lại trên nóc nhà, có nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau. Một số người muốn chiếc xe ở nguyên vị trí mà sóng thần đã đưa nó tới, giống như một sự gợi nhớ lại thảm họa kinh hoàng cách đây một năm. Tuy nhiên, giới chức thành phố Ishinomaki quyết định dỡ nó xuống, vì nhiều người khác muốn quên đi những kỷ niệm đau thương liên quan tới sóng thần.



Khi chiếc xe được đưa xuống mặt đất, biển số của nó được tháo ra và sẽ được lưu giữ như một kỷ niệm gợi nhớ lại những gì đã xảy ra cách đây một năm. "Chúng tôi sẽ giữ chiếc biển số này để nhớ về thảm họa sóng thần, và tiếp tục cuộc sống của mình", người chủ hãng xe buýt nói.



Vùng đông bắc Nhật Bản rung chuyển hôm 11/3/2011 bởi cơn địa chấn 9 độ Richter ngoài khơi nước này. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trên thế giới trong thời hiện đại. Nó kéo theo một trận sóng thần kinh hoàng, khiến 19.000 người thiệt mạng và mất tích. Thảm họa kép này còn dẫn tới các vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima và đẩy nước Nhật vào khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ Chernobyl vào năm 1986.




Hà Giang













Liên kết tài trợ:
tin tuc online

Nhật hoàng sẽ dự lễ tưởng niệm động đất sóng thần



Nhật hoàng Akihito sẽ dành 20 phút để tham dự lễ tưởng niệm tròn một năm sau thảm họa động đất sóng thần, dù vừa trải qua ca phẫu thuật tim vài tuần trước.


>

Nhật tưởng nhớ nạn nhân thảm họa sóng thần



>

Những hình ảnh không thể quên












Nhật hoàng Akihito. Ảnh: AFP

Nhật hoàng Akihito. Ảnh:

AFP



Nhật hoàng sẽ cùng Thủ tướng Yoshihiko Noda có những lời phát biểu trong buổi lễ được tổ chức vào 14h46 hôm nay theo giờ Tokyo, tức là đúng vào thời điểm trận động đất 9 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của Nhật Bản cách đây một năm,

AFP

đưa tin.



Buổi lễ có sự tham gia của Nhật hoàng cũng như thủ tướng Nhật được tổ chức tại Tokyo và sẽ là tâm điểm trong hoạt động tưởng niệm chính thức tại đất nước mặt trời mọc. Nhật hoàng Akihito sẽ góp mặt 20 phút trong buổi lễ dự kiến kéo dài một giờ đồng hồ cùng với Hoàng hậu Michiko, hoàng gia Nhật hôm qua cho hay.



Cùng thời điểm này, hầu hết các hoạt động ở Nhật Bản đều sẽ ngừng lại. Giao thông công cộng đồng loạt tạm dừng, trong khi những khu mua sắm sầm uất ở thủ đô Tokyo sẽ dành một phút mặc niệm. Cả nước Nhật cùng ngừng lại trong một phút để nhớ về những người đã thiệt mạng vì cơn sóng thần một năm trước.



Nhiều đoàn tàu trong và xung quanh thủ đô Tokyo sẽ dừng lại trong phút mặc niệm ngày hôm nay, dịch vụ tàu điện ngầm ở thành phố này cũng sẽ tạm dừng trong sáng nay.



Hôm nay, 10 tỉnh đông bắc của Nhật Bản, đặc biệt là các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa kép như Iwate, Miyagi và Fukushima, sẽ tổ chức các lễ cầu siêu. Chính phủ Nhật tổ chức tổng cộng 56 buổi lễ cầu siêu và tất cả các hoạt động này sẽ được truyền hình trực tiếp khắp quốc đảo.



Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hôm 9/3 cũng đã tổ chức lễ tưởng niệm nhân dịp tròn một năm sau thảm họa kép. Đại sứ Yasuaki Tanizaki dành những lời cảm ơn đối với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, trong đó có sự trợ giúp chí tình từ Việt Nam. Đáp lại phát biểu của ông Tanizaki, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự khâm phục trước ý chí và tinh thần Nhật Bản, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng sát cánh cùng Nhật Bản trong việc khắc phục thảm họa.




Nhật Nam













Liên kết tài trợ:
tin tuc online